World Cup 2022 tổ chức ở đâu và vụ bê bối tham nhũng tồi tệ nhất trong lịch sử FIFA

Cho đến hiện nay quyết định World Cup 2022 tổ chức ở đâu vẫn còn gây ra rất nhiều tranh cãi, đặc biệt là vì nó còn liên quan mật thiết đến vụ bê bối tồi tệ nhất trong lịch sử của FIFA.

World Cup 2022 tổ chức ở đâu?

Tối ngày 2/12/2010, FIFA đã chính thức công bố quyết định World Cup 2022 sẽ được tổ chức tại Qatar. Liên đoàn bóng đá thế giới cũng đã lên tiếng xác nhận lần đầu tiên trong lịch sử World Cup 2022 sẽ diễn ra vào mùa đông, thay vì mùa hè như các VCK World Cup trước đây. 

World Cup 2022 Qatar

FIFA chính thức quyết định World Cup 2022 tổ chức ở Qatar

Trận chung kết World Cup 2022 được ấn định vào ngày 18/12. Như vậy, đặc sản “hành xác” của giải Ngoại Hạng Anh vào dịp nghỉ đông và ngày lễ Tặng quà (26/12) sẽ không bị ảnh hưởng. Để có được sự đồng thuận từ các liên đoàn thành viên, các quan chức FIFA đã cố gắng thuyết phục ban tổ chức ở các giải đấu hàng đầu châu Âu cũng như hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng từ việc thay đổi thời gian thi đấu cho World Cup 2022.

Tiêu biểu như ở Anh, các trận đấu tại Cup FA sẽ hủy bỏ luật đá lại nếu có kết quả hòa. Bán kết Cup Liên đoàn Anh cũng sẽ được giải quyết trong 1 trận đấu thay vì phải đá 2 lượt trận đi và về như truyền thống. Một số trận giao hữu quốc tế chuẩn bị cho World Cup cũng sẽ được rút gọn bớt.

Bản chất của việc dời thời điểm khai mạc sang mùa đông là do mùa hè ở các quốc gia Ả Rập thường rất nóng, nhiệt độ ban ngày có thể lên tới gần 40 độ C. Thời tiết nóng bức chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của các trận đấu, sức khỏe của cầu thủ cũng như người hâm mộ, du khách và các quan chức đến tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

Ngoài ra, FIFA cũng tiết lộ thêm rằng thay vì kéo dài 32 ngày như các kỳ World Cup trước đây thì VCK World Cup 2022 tổ chức ở Qatar sẽ chỉ diễn ra trong 28 ngày. Trong đó, trận chung kết được tổ chức đúng vào dịp quốc khánh của quốc gia này.

Vụ bê bối tồi tệ nhất trong lịch sử FIFA

Vụ bê bối tham nhũng có dính líu đến những quan chức cao cấp của FIFA đã trở thành cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 111 năm của tổ chức này. Sau khi Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) và cảnh sát Thụy Sĩ vào cuộc, hàng loạt các vụ việc mờ ám được che đậy rất kín kẽ của FIFA dần được hé lộ, kéo theo đó là một loạt ngân hàng phải đối mặt với những cáo buộc về các khoản giao dịch bất minh lên tới con số 150 triệu USD được FIFA thực hiện thông qua hệ thống các ngân hàng này ở Mỹ và Thụy Sĩ.

Trong danh sách nghi vấn không thiếu những cái tên “đình đám” trong giới tài chính như HSBC, Citigroup, JPMorgan Chase. Hàng chục triệu USD tiền hối lộ trong suốt 1 thập kỷ đã được phù phép qua một tập đoàn tiếp thị thể thao trước khi yên vị trong tài khoản riêng của các quan chức FIFA ở các ngân hàng kể trên.

Chủ tịch Sepp Blatter trong vụ bê bối tham nhũng tồi tệ nhất lịch sử FIFA

Vai trò của Chủ tịch Sepp Blatter trong vụ bê bối tham nhũng tồi tệ nhất lịch sử FIFA

Theo luật khi phát hiện dấu hiệu đáng ngờ trong các giao dịch, các ngân hàng phải có trách nhiệm khai báo lại cho cơ quan chức năng Mỹ. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là Bộ Tư pháp Mỹ đã không nhận được bất kỳ thông báo nào từ phía ngân hàng.

Mặc dù chỉ diễn ra 4 năm một lần, nhưng tính riêng kỳ World Cup 2014 tại Brazil doanh thu bán vé đã mang về cho FIFA tới 527 triệu USD. Chưa kể khoản tiền thu về từ việc phân phối bản quyền phát sóng các trận đấu và tiền quảng cáo giúp FIFA có thêm gần 4 tỷ USD. Giai đoạn từ năm 2011-2014, 6 nhà tài trợ truyền thống của FIFA bao gồm: Adidas, Coca-Cola, Hyundai, Emirates, Sony và Visa đã chi cho tổ chức này gần 1,6 tỷ USD.

Cuộc điều tra không chỉ dừng lại ở những công ty tiếp thị thể thao hay các ngân hàng nổi tiếng có nghi ngờ dính líu tới các khoản tiền không minh bạch của FIFA. FBI cũng đang để mắt đến các cáo buộc hối lộ có liên quan đến Nga và Qatar để giành quyền đăng cai World Cup 2018 và 2022.

Mọi việc sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng nếu có căn cứ xác định các cáo buộc trên là chính xác, không loại trừ khả năng quyền đăng cai World Cup 2022 ở Qatar sẽ thuộc về một quốc gia khác. Lúc đó, đất nước Trung Đông nổi tiếng giàu có này sẽ phải hứng chịu tổn thất kinh tế vô cùng lớn. Số tiền 200 tỷ USD đã chi ra cho công tác tổ chức giải đấu quan trọng này, gấp 14 lần so với kỳ World Cup trước, xem như đổ sông đổ biển.

>> World Cup 2014 tổ chức ở đâu và vì sao lại trở thành nỗi hổ thẹn cho nước chủ nhà?

Bình Luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Related Posts