World Cup 1990 tổ chức ở đâu và bài thánh ca buồn của người Argentina

World Cup 1990 tổ chức ở đâu?

Vòng chung kết World Cup 1990 được tổ chức tại Italy vào cái thời điểm mà người ta thường ví von giải Serie A lúc này như một vòng chung kết bóng đá thế giới thu nhỏ. Serie A cũng là nơi quy tụ của những ngôi sao đang toả sáng rực rõ nhất, những chiến lược gia lão luyện và các sân cỏ luôn tràn ngập khán giả vào mỗi cuối tuần.

Ở đấu trường quốc nội, thường xuyên có đến 6, 7 đội bóng cùng đua tranh đến chức vô địch, có thể kể đến những cái tên đã gắn bó với nhiều thế hệ người Việt Nam như AC Milan, Inter Milan, Juventus, AS Roma, Lazio, Parma và Fiorentina. Ở đấu trường châu lục, các CLB Italia cũng thể hiện sự thống trị vượt trội khi “ẵm” cả 3 chiếc Cúp châu Âu trong năm 1990. Vẫn tưởng đó sẽ là dấu hiệu không thể tuyệt vời hơn cho sự thành công của vòng chung kết World Cup 90 được tổ chức ngay tại Italia, nhưng không ngờ đấy lại là kỳ World Cup nhàm chán nhất trong lịch sử!

World Cup Italy 1990

World Cup 1990 ở Italy khởi đầu với những mong đợi rực rỡ

Ghi bàn chưa chắc thắng nhưng không thủng lưới thì chắc chắn không thua

World Cup 1990 đã gây nên sự thất vọng lớn vì sự phổ biến của lối chơi thiên về phòng ngự, trong khi những đội bóng với lối chơi tấn công cống hiến thì lại vừa hiếm mà còn vừa sớm thất bại.

Nhà ĐKVĐ châu Âu, đội tuyển Hà Lan mang đến đội hình gồm dàn hảo thủ đẳng cấp nhất nhì lúc bấy giờ như Gullit, Van Basten, Rijkaard, Koeman đáng tiếc phải ra về mà không thắng được trận nào. Brazil dù có khá hơn 1 chút nhưng cũng chỉ tới được vòng 2. Pháp thậm chí còn không có nổi tấm vé góp mặt ở VCK World Cup năm đó. Ireland ra sân với khí thế hừng hừng và tinh thần sắt đá, có thể không thắng nhưng nhất định không để thua. Và quả thật là họ đã vào được đến tận trận tứ kết mà chẳng thèm thắng dù chỉ 1 trận!

Đội hình Hà Lan World Cup 1990

Những danh thủ lừng lẫy 1 thời của bóng đá Hà Lan những năm 90

Tuyển Argentina với vũ điệu Tango nổi tiếng bước vào trận chung kết bằng những con số thống kê hết sức ấn tượng. Cứ bình quân 4 phút thi đấu thì các cầu thủ Argentina lại phạm 1 lỗi và có đến 4 cầu thủ bị treo giò trước trận chung kết. Luis Cesar Menotti, HLV từng dẫn dắt Argentina lên ngôi vô địch World Cup 1978 cũng phải thốt lên: “Tôi cảm thấy xấu hổ khi phải chứng kiến một đội Argentina như vậy”.

Số liệu thống kê chuyên môn của kỳ World Cup năm đó cũng đã phần nào nói lên được sự nhàm chán của giải đấu này. Tỷ lệ ghi bàn bình quân thấp nhất trong lịch sử các kì World Cup chỉ có 2,21 bàn/trận. Tổng số thẻ đỏ thì lại lập nên kỷ lục mới tính cho đến thời điểm đó với 16 thẻ đỏ đã được các trọng tài rút ra, riêng Argentina trong trận chung kết được “ưu ái” nhận 2/16 thẻ đỏ.

Số trận phải phân tài cao thấp bằng loạt sút penalty may rủi là 4 trận. Mãi đến 16 năm sau khi World Cup 2006 được tổ chức ở Đức thì con số này mới bị đuổi kịp. Còn kỷ lục có đến 8 trận, tức là hết phân nửa số trận ở vòng knock-out không thể giải quyết trong 90 phút chính thức đến tận bây giờ vẫn chưa có kỳ World Cup nào sánh nổi.

Bình minh sau màn đêm u ám

Bóng đá suy cho cùng cũng giống như quy luật phát triển của con người, cái gì đã cũ không còn phụ hợp sẽ sớm bị đào thải. Màn trình diễn nhạt nhòa cùng những con số thống kê vô cùng đáng thất vọng của Vòng chung kết World Cup 1990 tổ chức ở Italia hóa ra lại là động lực thúc đẩy FIFA từ bỏ cách tính 2 điểm cho 1 trận thắng.

Vậy là bắt đầu từ World Cup 1994, đội thắng sẽ nhận được 3 điểm, bằng với 3 trận hòa. Đó thật sự là một cuộc cách mạng rất lớn nhằm tôn vinh lối đá tấn công ở một nơi lúc đó vốn có tiếng là không thích đổi mới như FIFA.

Bên cạnh đó, các quy định như cấm thủ môn dùng tay bắt bóng khi đồng đội dùng chân trả bóng về, phạt thẻ đỏ trực tiếp đối với cầu thủ vào bóng nguy hiểm từ phía sau, các hành vi không fair-play sẽ đặc biệt được soi kỹ và chịu hình phạt nghiêm khắc hơn… đều là hệ quả được rút ra từ kì World Cup 1990.

Kết quả World Cup 1990 (Từ 8/6 đến 8/7/1990 tại Italia)

– Vô địch: Đức.

– Á quân: Argentina.

– Hạng Ba: Italia.

– Hạng Tư: Anh.

– Cầu thủ xuất sắc nhất giải: Salvatore Schillaci (Italia).

– Vua phá lưới: Salvatore Schillaci (Italia, 6 bàn).

Mùa hè Italy – Bài hát bất hủ của VCK World Cup 1990

>> World Cup 2018 được tổ chức ở đâu và có gì đặc biệt ở kì World Cup lần này?

Bình Luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Related Posts