Bản quyền Asiad 2018: Vì sao khó mua đến như vậy?

Sau khi chật vật đến phút cuối mới có được bản quyền World Cup 2018 thì một lần nữa câu chuyện bản quyền lại trở thành chủ đề tranh cãi trong thời gian gần đây. Lần này là bản quyền Asiad 2018 với sự góp mặt của đội tuyển U23 Việt Nam.

Bản quyền Asiad 2018: Vì sao khó mua đến như vậy?

Vấn đề bản quyền Asiad 2018 đang gặp khó khăn ở chỗ, trong khi đơn vị hiện nắm giữ bản quyền KJSMWORLD CORP có trụ sở tại Hàn Quốc chỉ muốn bán trọn gói độc quyền cho tất cả các môn thi đấu tại Asiad với cái giá khoảng 4 triệu USD thì ngược lại, VTV chỉ muốn mua gói không độc quyền để có thể phát miễn phí trên hệ thống kênh của mình như ở các kỳ Olympic, Asiad hay Sea Games trước đây. Tất nhiên, sức nóng của U23 Việt Nam còn lên được cả các tờ báo ở nước Anh xa xôi thì KJSMWORLD CORP chắc chắn biết và họ dĩ nhiên không đồng ý.

Một người rất am hiểu về vấn đề truyền hình và chuyên môn lâu năm như BLV Quang Huy cũng đã lên tiếng: “VTV đã nói rõ quan điểm của mình và theo tôi, đây là lúc Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam cần thể hiện vai trò. Dù sao, ASIAD và đặc biệt là Olympic Việt Nam cũng đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ cả nước.”

“U23 Việt Nam đang là một từ khóa quá “hot” và đối tác nước ngoài cũng dựa vào đó để chào hàng. Nếu không có kỳ tích lịch sử hồi đầu năm nay của U23 Việt Nam thì tôi nghĩ chuyện bản quyền truyền hình ASIAD sẽ không khó khăn gì”.

Chỉ mới hơn 2 tháng trước, tưởng chừng như người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã phải từ bỏ giấc mơ xem World Cup 2018 thì Vingroup bất ngờ đồng ý bỏ ra 5 triệu USD để hỗ trợ VTV mua được bản quyền. Liệu có hy vọng nào về bản quyền Asiad 2018, BLV Quang Huy tiếp tục chia sẻ:

“Phía trước chúng ta cũng chỉ biết chờ đợi và hoàn toàn có khả năng đó chứ. Trong trường hợp xấu nhất các nhà đài Việt Nam không mua được bản quyền ASIAD thì theo tôi, ở thời đại 4.0 hiện nay, không xem được cách này thì khán giả cũng có thể xem cách khác.”

BLV Quang Huy ban quyen Asiad 2018

BLV Quang Huy đã chia sẻ rất thẳng thắn về vấn đề bản quyền Asiad 2018

Ngoài ra, ông Nguyễn Hà Nam người phát ngôn của VTV khi trả lời phỏng vấn báo Lao Động cũng đã thêm một lần khẳng định: “Tính đến thời điểm hiện tại, việc sở hữu bản quyền truyền hình chương trình này là điều hoàn toàn không thể xảy ra. Dù biết ASIAD là một giải đấu lớn, được người hâm mộ Việt Nam chờ đợi, tuy nhiên, cái giá mà đơn vị nắm bản quyền đưa ra quá cao. VTV không thể mua bằng mọi giá”.

Thật ra ở Việt Nam khó có đài truyền hình nào có độ phủ rộng như VTV, vì thế dù cơ hội mua bản quyền Asiad 2018 được chia đều cho tất cả các nhà đài cũng như các tập đoàn truyền thông nhưng không có một đơn vị nào dám bỏ tiền để sở hữu. Ai cũng hiểu rằng rủi ro là quá lớn, trường hợp nếu U23 Việt Nam tiến sâu thì không sao còn không thì “đổ nợ”.

“Trong khi, các nước trong khu vực sở hữu bản quyền truyền hình ASIAD 18 để phát sóng trên các kênh truyền hình trả tiền thì ở Việt Nam lại khó có thể đạt được điều này. Nếu giả sử việc mua bản quyền Asiad 2018 có diễn ra thì chắc chắn các giải đấu cũng được phát sóng trên các kênh truyền hình miễn phí. Bởi vì công chúng Việt Nam đã quen với điều đó”, ông Nguyễn Hà Nam cho biết thêm.

Sau thành tích lịch sử của U23 Việt Nam tại tải U23 châu Á, việc không thể theo dõi đội tuyển rõ ràng là một thiệt thòi lớn cho người hôm mộ. Thế nhưng không may mắn như World Cup, cho đến thời điểm hiện tại chưa có bất cứ động thái nhân nhượng nào từ phía KJSMWORLD CORP và cũng không một doanh nghiệp nào lên tiếng hỗ trợ VTV trong việc đàm phán mua bản quyền Asiad 2018.

Highlight U23 Việt Nam vs U23 Iraq – Tứ kết U23 châu Á

>> Lịch thi đấu bóng đá nam Asiad 2018 U23 Việt Nam

Bình Luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Related Posts