BCAA có tác dụng gì trong việc hỗ trợ tập luyện và xây dựng cơ bắp

BCAA có tác dụng gì và mang lại hiệu quả tích cực thế nào trong quá trình tập luyện, tất cả sẽ được nói rõ qua bài viết sau.

BCAA có tác dụng gì – 5 tác dụng nổi bật của BCAA

1. Giảm bớt sự mệt mỏi khi tập luyện

Các nghiên cứu được thực hiện bởi những tình nguyện viên đã cho thấy, những người được sử dụng BCAA có thể giảm được 15% sự mệt mỏi so với nhóm tình nguyện viên chỉ được dùng thuốc giả dược (loại thuốc không có bất cứ dược tính gì). BCAA cũng giúp tăng cường sức chịu đựng và độ dẻo dai của cơ thể, bằng chứng là trong 2 thử nghiệm tiếp theo, nhóm được sử dụng BCAA có thể tập luyện bền bỉ hơn 17% trước khi kiệt sức và đạp xe được xa hơn 12% so với nhóm không dùng.

2. Giảm nhẹ các cơn đau nhức

Quảng cáo

Tác dụng của BCAA có thể được cảm nhận một cách rõ ràng sau mỗi buổi tập. BCAA giúp giảm nhẹ các cơn đau cơ bằng cách giảm nồng độ enzyme kinase và lactate trong máu, đây là 2 loại enzyme liên quan mật thiết đến các tổn thương ở cơ. Điều này giúp cải thiện khả năng hồi phục và tăng cường bảo vệ cơ bắp tránh khỏi các hư hại.

Những người được bổ sung BCAA có thể tăng cường độ hoạt động lên tới 33% và hiệu suất tăng 20% khi họ lặp lại chính xác những bài tập trước đó chỉ sau từ 24-48 giờ. Tác dụng này của BCAA này còn phụ thuộc vào giới tính và lượng protein trong chế độ dinh dưỡng của mỗi người.

3. Tăng khối lượng cơ bắp

Rất nhiều người mua các loại thực phẩm bổ sung BCAA nhằm mục đích nhanh chóng tăng khối lượng của các khối cơ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng BCAA có thể kích hoạt các enzyme chịu trách nhiệm xây dựng cơ bắp, đặc biệt là đối với các loại thực phẩm bổ sung BCAA có hàm lượng Leucine cao hơn Isoleucine và Valine.

Thực tế, để đáp ứng tốt nhất cho quá trình xây dựng cơ bắp đòi hỏi cơ thể cần được cung cấp đầy đủ tất cả 22 loại amino acids trong khẩu phần ăn hàng ngày hơn là chỉ tập trung vào 3 loại BCAAs là Leucine, Isoleucine và Valine.

4. Giảm nồng độ đường trong máu

Quảng cáo

Leucine và Isoleucine được cho là làm tăng tiết insulin, nhờ đó cơ thể có thêm năng lượng khi chúng ta luyện tập và đồng thời làm giảm lượng đường có trong máu. Điều quan trọng cần phải lưu ý đó là nếu BCAAs được kết hợp cùng với một chế độ ăn nhiều chất béo có thể dẫn tới tác dụng ngược là tình trạng kháng insulin.

Tác dụng làm giảm nồng độ đường trong máu của BCAA vẫn còn vấp phải khá nhiều tranh cãi. Trong một thử nghiệm được thực hiện với những người bị bệnh gan, họ được cho dùng 12.5g BCAAs 3 lần trong ngày. Kết quả cho thấy 10 người trong số đó có chỉ số đường trong máu giảm nhưng 17 người còn lại không có thay đổi gì rõ rệt.

5. Tác dụng của BCAA trong việc giảm cân

Để có được cái nhìn rõ hơn về tác dụng giảm cân của BCAAs, các nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên nhóm đối tượng là những đô vật và vận động viên cử tạ chuyên nghiệp. Ở các đô vật cùng có chế độ ăn giàu protein và giới hạn mức calorie nạp vào cơ thể như nhau, khi được bổ sung thêm BCAA trong 19 ngày của cuộc nghiên cứu, họ đã giảm được hơn 1.6kg so với nhóm chỉ dùng protein từ đậu nành.

Bên cạnh đó, nhóm đô vật dùng BCAA cũng giảm thêm được 0.6% lượng mỡ trong cơ thể so với nhóm dùng protein đậu nành, mặc dù tiêu thụ cùng mức calorie và thậm chí ít protein hơn mỗi ngày. Trong nghiên cứu với các vận động viên cử tạ, sau 8 tuần nhóm sử dụng 14g BCAAs hàng ngày giảm được nhiều hơn 1% lượng mỡ so với nhóm sử dụng 28g whey protein. Ngoài ra, nhóm dùng BCAA cũng tăng được thêm tới 2kg cơ bắp.

Cách dùng BCAAs

  • Thời gian sử dụng: có thể dùng trước khi tập, trong lúc tập, sau khi tập.
  • Tác dụng: giảm thời gian phục hồi sau các buổi tập, bảo vệ cơ bắp và chống lại tình trạng mất cơ.
  • Liều dùng: 5-7g cho mỗi lần dùng

>> Sử dụng BCAA giảm mỡ có thật sự hiệu quả hay không?

Quảng cáo
Bài viết liên quan