5 tác dụng của BCAAs chắc chắn chúng ta sẽ phải quan tâm

BCAAs là chuỗi amino acids phân nhánh gồm 3 trong số 9 loại amino acids thiết yếu mà chúng ta chỉ có thể hấp thụ được thông qua các thức ăn hàng ngày gồm có leucine, isoleucine và valine. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về 5 tác dụng của BCAAs hỗ trợ đắc lực cho những người tập thể hình kể cả chuyên và không chuyên.

1. Tác dụng của BCAAs giúp tăng khối lượng cơ bắp

Đây là công dụng quan trọng nhất và cũng là lý do chính để nhiều người quyết định bỏ tiền sử dụng BCAAs. Như đã nói ở trên, BCAAs bao gồm 3 loại amino acids leucine, isoleucine và valine, trong số đó leucine có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự tổng hợp protein, quá trình thiết yếu để tạo nên cơ bắp. Trong một thử nghiệm thực tế, các nhà khoa học đã cho những người tình nguyện dùng 5.6g BCAAs ngay sau khi họ vừa trải qua các bài tập gia tăng khả năng chịu đựng của cơ thể, kết quả là sự tổng hợp protein ở những những người này tăng hơn 22% so với những người chỉ dùng thuốc giả dược (không có dược tính).

Tuy nhiên, cơ thể chúng ta cần tới 22 loại amino acids khác nhau, 13 loại có thể tự sản sinh trong cơ thể và 9 loại còn lại bao gồm BCAAs thì không. Vì vậy để đánh giá tác động cụ thể của các loại amino acids, một cuộc thử nghiệm khác đã được thực hiện giữa những người chỉ dùng BCAAs và nhóm khác dùng Whey Protein với lượng BCAAs tương đương. Kết quả cho thấy nhóm chỉ dùng BCAAs có khả năng tổng hợp protein thấp hơn xấp xỉ 50% so với nhóm còn lại.

Kết luận, tác dụng của BCAAs thực sự quan trọng trong việc gia tăng khối lượng cơ bắp nhưng nếu chỉ tập trung bổ sung BCAAs mà quên đi các amino acids còn lại thì sẽ rất khó để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Quảng cáo
Tác dụng của BCAAs giúp tăng khối lượng cơ bắp

BCAAs có công dụng hỗ trợ sự phát triển và tăng sức chịu đựng của cơ bắp

2. Tác dụng của BCAAs làm giảm đau nhức cơ bắp

Việc vận động liên tục và đòi hỏi mức độ chịu đựng cao trong lúc tập sẽ dẫn tới các cơn đau nhức là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề này được gọi là đau nhức cơ bắp khởi phát chậm (DMOS), xuất hiện trong khoảng từ 12 tới 24h sau khi ngừng tập và có thể kéo dài tới 72h.

Chúng ta đều biết rằng cơ bắp được tạo thành từ protein và protein thì lại được xây dựng nên từ các amino acids, nói cách khác amino acids là nền tảng cơ bản nhất của cơ bắp. Khi chúng ta luyện tập, cơ thể sẽ ưu tiên đốt đường và axit béo trước rồi mới dùng tới nguyên liệu cuối cùng là các amino acids. Việc bổ sung BCAAs trước khi tập sẽ giúp làm giảm khả năng mất amino acids ở các khối cơ do bị tận dụng như một nguồn năng lượng dự trữ khi cơ thể đã đốt hết đường và axit béo trong thời gian tập luyện.

Ngoài ra, BCAAs còn có thể đồng thời làm giảm nồng độ của enzyme creatin kinase. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng nồng độ enzyme creatin kinase thường tăng cao sau khi tập và có liên quan mật thiết tới các cơn đau nhức cũng như các tổn thương xảy ra ở cơ. Vì vậy, công dụng này của BCAAs sẽ rất có lợi cho những người thường xuyên gặp phải tình trạng đau cơ khởi phát chậm mỗi khi tập thể dục.

3. Tác dụng của BCAAs làm giảm bớt sự mệt mỏi khi tập

Bên cạnh tác dụng làm giảm các cơn đau nhức thì BCAAs còn một công dụng tuyệt vời không kém đó là giúp người tập cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn trong khi tập, nhờ đó cải thiện được đáng kể hiệu quả của việc tập luyện.

Cơ bắp chúng ta sử dụng BCAAs trong suốt quá trình tập luyện và khi hàm lượng BCAAs trong máu sụt giảm thì một lượng lớn amino acid tryptophan sẽ được sinh ra và chuyển hóa thành serotonin ở não bộ. Mức độ serotonin trong não càng cao cảnh báo cơ thể đang rơi vào tình trạng rất mệt mỏi và não bộ sẽ lập tức phản ứng bằng cách giảm khả năng chịu đựng để buộc chúng ta phải nghỉ ngơi. Lúc này, Valine (1 trong 3 loại amino acids BCAAs) sẽ đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn tryptophan được truyền tới não bộ từ đó hạn chế lượng setoronin sinh ra.

tac dung cua bcaa 1

Mệt mỏi khiến chúng ta rất dễ chán nản và sớm bỏ cuộc khi tập gym

4. Tác dụng của BCAAs giúp ngăn chặn tình trạng mất cơ

Quá trình phân giải và tổng hợp protein trong cơ thể luôn được diễn ra một cách liên tục, sự cân bằng giữa 2 quá trình này quyết định tới lượng protein có trong cơ. BCAAs chiếm khoảng 35% trong tổng số các amino acids được tìm thấy ở cơ bắp và 40% trong tổng số các amino acids mà cơ thể cần dùng tới. Do đó, một vấn đề vô cùng quan trọng là phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các amino acids, đặc biệt là BCAAs nhằm ngăn chặn hay tối thiểu là làm chậm lại quá trình phân giải protein gây tình trạng mất cơ bắp.

Quảng cáo

Về bản chất, cơ thể chúng ta luôn cần duy trì một mức năng lượng nhất định để có thể hoạt động ngay cả khi ngủ, trường hợp không có đủ mức năng lượng này nó sẽ tự động lấy các amino acids trong cơ làm nguồn năng lượng thay thế khiến cơ bắp bị di hóa.

5. Tác dụng của BCAAs với những người bị bệnh gan

Một báo cáo được ghi nhận từ 16 cuộc nghiên cứu dựa trên 827 người bị bệnh não gan (mất chức gan) đã chứng minh công dụng của BCAA có thể mang đến hiệu quả đáng ghi nhận trong việc giảm bớt các triệu chứng và dấu hiệu của căn bệnh não gan, nhưng rất tiếc không thể làm giảm tỷ lệ tử vong.

Xơ gan là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh ung thư biểu mô tế bào gan, một dạng ung thư gan rất phổ biến. Các công trình nghiên cứu trước đây đã ghi nhận việc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung BCAA có thể giúp bảo vệ các bệnh nhân bị xơ gan chống lại biến chứng dẫn đến ung thư gan.

BCAA 2:1:1, 4:1:1 là gì và đâu là tỷ lệ BCAA tối ưu?

BCAAs và Whey Protein đâu mới là sự lựa chọn chính xác

Quảng cáo
Bài viết liên quan